Di tích An Hưng (phường)

  • Di chỉ Núi Nấp: Di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1963, tại xã Đông Hưng cũ, huyện Đông Sơn, (nay thuộc phường An Hưng). Di chỉ gồm hai khu vực là: khu cư trú và khu mộ táng. Di chỉ có niên đại từ đầu thời đại đồ đồng (tương đương với văn hoá khảo cổ học Gò Mun) tức 3.000 năm, đến 1.700 năm trước. Chủ nhân là người Việt cổ.
Khu cư trú rộng 4.000 m2, nằm ở độ sâu từ 1,3 m đến 2,34 m. Di vật chủ yếu là gốm có 21 hiện vật đá, đồng. Khu mộ táng rộng 7.000 m2 nằm ở trên từ 0,6 m đến 1 m. Có 41 ngôi mộ, hiện vật trong 29 mộ là 254 chiếc chủ yếu là đồ đồng, có nhiều hài cốt. Đồ đồng có: rìu, giáo, dao găm, mũi tên, trống minh khí, thố, thạp, đĩa ba mũi, vòng tay, tiền Ngũ Thù, có một kiếm sắt. Đồ gốm có nhiều loại kể cả gốm tráng men. Đồ đá có rìu và một số đồ trang sức,...
  • Núi Nấp: được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 2233/VH-QĐ ngày 26 tháng 6 năm 1995 của Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).[6]
  • Núi An Hoạch (núi Nhồi): được công nhận là di tích nghệ thuật thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 983/VH-QĐ ngày 04 tháng 8 năm 1992 của Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).[6]
  • Núi Kim Đồng Ngọc Nữ, tiếp vào phía nam dãy núi Nhồi, gắn liền với huyền thoại Kim Đồng – Ngọc Nữ và truyền thuyết về vua Quang TrungNgọc Hân công chúa. Trên núi này có chùa Đại Bi, bia đề thơ của Lê Thánh Tông.[5]
  • Nghè Thượng thờ Cao Sơn.[5]
  • Nghè thờ Bạch Đa Đại Vương, tướng nhà Đinh có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân.[5]
  • Đền thờ Quận công Lê Trung Nghĩa (Quận Mãn), thế kỉ 17.
  • Đền Quan Thánh.
  • Chùa Nấp.
  • Chùa Son.